Các ứng dụng Wear OS chạy trực tiếp trên đồng hồ để bạn có thể truy cập vào các phần cứng như cảm biến và GPU. Các ứng dụng cho thiết bị đeo cũng tương tự như những ứng dụng khác sử dụng Bộ phát triển phần mềm (SDK) Android, nhưng khác về mặt thiết kế và chức năng.
Ứng dụng Wear OS phải hoạt động độc lập với ứng dụng điện thoại, mang đến cho người dùng khả năng linh hoạt tối đa trong việc chọn điện thoại. Để biết thêm thông tin, hãy xem bài viết Các ứng dụng Wear OS độc lập và không độc lập.
Lưu ý: Bạn có thể kiểm thử ứng dụng của mình trên đồng hồ thực tế bằng USB, Wi-Fi hoặc Bluetooth như mô tả trong bài viết Gỡ lỗi ứng dụng Wear OS. Việc gỡ lỗi ứng dụng trên đồng hồ thực tế giúp bạn có thể đánh giá chính xác hơn về tổng thể trải nghiệm người dùng. Bạn cũng có thể sử dụng trình mô phỏng đồng hồ trong Android Studio để kiểm thử ứng dụng có hình dạng và kích thước màn hình khác nhau.
Thiết lập môi trường
Cài đặt phiên bản Android Studio mới nhất. Để biết thông tin về cách tạo ứng dụng trong Android Studio, hãy xem phần Tổng quan về Dự án.
Sử dụng trình quản lý SDK để xác nhận rằng bạn đang dùng phiên bản nền tảng Android mới nhất hỗ trợ Wear OS, Android 11 (API cấp 30).
Nếu bạn định phát hành ứng dụng Wear OS cho thị trường Trung Quốc, hãy xem bài viết Tạo ứng dụng Wear OS cho Trung Quốc.
Tạo ứng dụng Wear OS
Bạn có thể tạo dự án ứng dụng Wear OS bằng trình hướng dẫn New Project (Dự án mới) của Android Studio.
Bắt đầu dự án Wear OS
Để tạo một dự án trong Android Studio, hãy hoàn tất các bước sau:
- Nhấp vào File > New > New Project (Tệp > Tạo mới > Dự án mới).
- Trong cửa sổ Project Template (Mẫu dự án), hãy nhấp vào thẻ Wear OS, chọn Empty Compose Activity (Hoạt động Compose trống), rồi nhấp vào Next (Tiếp theo).
Trong cửa sổ New Project (Dự án mới), hãy đặt tên cho dự án của bạn, điền thông tin dự án tiêu chuẩn, rồi nhấp vào Finish (Hoàn tất).
Android Studio tạo dự án bằng một mô-đun ứng dụng dành cho trình cung cấp dữ liệu của bạn.
-
Trong tệp
build.gradle
cho mô-đun ứng dụng, hãy làm như sau:-
Trong phần
android
, hãy xác nhận rằngcompileSdkVersion
được đặt thành 33. -
Trong phần
android
, hãy xác nhận rằngtargetSdkVersion
được đặt thành 30. - Thay thế phần
dependencies
bằng các phần phụ thuộc dành riêng cho Wear OS..
-
Trong phần
- Trong tệp kê khai Android, đảm bảo đã xác định thẻ
<uses-feature>
. Hãy xác địnhandroid:name="android.hardware.type.watch"
như trong ví dụ sau:<manifest> ... <uses-feature android:name="android.hardware.type.watch" /> ... </manifest>
- Đồng bộ hoá dự án Android Studio. Để chạy mã trong mô-đun mới, hãy xem các bước trong phần sau.
Mở trình mô phỏng và chạy ứng dụng Wear OS
Để sử dụng trình mô phỏng, hãy định cấu hình một Thiết bị Android ảo (AVD). Xác nhận là bạn đang dùng phiên bản mới nhất của Bộ công cụ nền tảng SDK Android trong Trình quản lý SDK.
Định cấu hình AVD và chạy ứng dụng như sau:
- Trong Android Studio, hãy mở Android Virtual Device Manager (Trình quản lý thiết bị ảo Android) bằng cách chọn Tools > AVD Manager (Công cụ > Trình quản lý thiết bị ảo Android).
- Nhấp vào Create Virtual Device (Tạo thiết bị ảo).
- Trong ngăn Category (Danh mục), hãy chọn Wear OS rồi chọn một hồ sơ phần cứng. Nhấp vào Next (Tiếp theo).
- Chọn một hình ảnh hệ thống để tải xuống. Ví dụ: chọn hình ảnh có API Level 30 (API cấp 30) và Target (Nhắm đến) "Android 11.0 (Wear OS)". Nhấp vào Next (Tiếp theo) rồi nhấp vào Finish (Hoàn tất).
- Đóng Android Virtual Device Manager (Trình quản lý thiết bị ảo Android).
-
Trong thanh công cụ Android Studio, hãy chọn AVD bạn vừa tạo trong trình đơn thiết bị mục tiêu rồi nhấp vào biểu tượng Chạy
.
AVD khởi động và sau vài phút sẽ chạy ứng dụng. Thông báo "Chào bạn!" sẽ xuất hiện.
Để tìm hiểu thêm về cách sử dụng AVD, hãy xem bài viết Chạy ứng dụng trên Trình mô phỏng Android.
Cập nhật dự án Wear OS
Nếu đang có sẵn một dự án, có thể bạn sẽ phải cập nhật tệp settings.gradle
. Hãy nhớ sử dụng google()
để chỉ định kho lưu trữ Google Maven. Để biết thông tin liên quan, hãy xem phần Kho lưu trữ Maven của Google.
Hãy đưa nội dung sau vào tệp settings.gradle
cho dự án Android Studio:
dependencyResolutionManagement { ... repositories { google() jcenter() } }
Cảnh báo: Kho lưu trữ JCenter chuyển sang chế độ chỉ có thể đọc từ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Để biết thêm thông tin, hãy xem bài viết Cập nhật về dịch vụ JCenter.
Thiết lập đồng hồ
Việc triển khai một ứng dụng cho đồng hồ cũng tương tự như việc triển khai một ứng dụng cho điện thoại.
Phần này giả định rằng đồng hồ của bạn có cổng USB. Nếu đồng hồ của bạn thiếu cổng USB, hãy xem hướng dẫn kết nối đồng hồ bằng Wi-Fi hoặc Bluetooth.
Bật tính năng gỡ lỗi adb
trên đồng hồ như sau:
- Mở trình đơn Settings (Cài đặt) trên đồng hồ.
- Cuộn xuống cuối trình đơn này. Nếu không có Developer options (Tuỳ chọn cho nhà phát triển), hãy nhấn vào System (Hệ thống) rồi nhấn vào About (Giới thiệu).
- Nhấn vào số bản dựng 7 lần.
- Trên trình đơn Settings (Cài đặt), hãy nhấn vào Developer options (Tuỳ chọn cho nhà phát triển).
- Bật tuỳ chọn ADB debugging (Gỡ lỗi qua ADB).
Hãy kết nối đồng hồ theo các bước sau:
- Kết nối đồng hồ với máy tính bằng USB để bạn có thể cài đặt ứng dụng trực tiếp vào đồng hồ.
- Trên đồng hồ, hãy nhấn vào Always allow from this computer (Luôn cho phép từ máy tính này) rồi nhấn vào OK.
Sau khi bạn kết nối đồng hồ, hãy chạy ứng dụng bằng cách chọn một mục tiêu triển khai như mô tả trong phần Tạo và chạy ứng dụng.
Thiết lập điện thoại
Phần này trình bày thông tin về cách thiết lập điện thoại di động bằng ứng dụng đồng hành Wear OS.
Lưu ý: Các ứng dụng Wear OS phải độc lập và hoạt động riêng biệt với điện thoại. Tuy nhiên, nếu ứng dụng Wear OS của bạn phụ thuộc vào một ứng dụng dành cho thiết bị di động, hãy xem thông tin sau về cách cập nhật điện thoại bằng ứng dụng đồng hành Wear OS mới nhất.
Dùng phiên bản ứng dụng đồng hành cho Android
Trên điện thoại Android, hãy truy cập vào trang thông tin ứng dụng của Đồng hồ thông minh Wear OS by Google. Nhấn vào Cập nhật để tải xuống và cài đặt ứng dụng. Sau khi cài đặt, hãy xác nhận rằng bạn đã chọn Tự động cập nhật cho ứng dụng. Hãy xem phần "Cách tự động cập nhật từng ứng dụng Android" trong bài viết Cập nhật các ứng dụng đã tải xuống. Nhấn vào Mở để khởi động ứng dụng.
Ghép nối điện thoại Android với đồng hồ
Sau khi cài đặt ứng dụng đồng hành trên điện thoại, hãy huỷ mọi ghép nối trước đó với đồng hồ nếu cần. Sau đó, hãy ghép nối điện thoại với đồng hồ có hình ảnh mới. Để làm việc này, vui lòng hoàn thành các bước sau:
- Trên điện thoại, hãy chọn tên thiết bị của đồng hồ trong danh sách thiết bị. Mã ghép nối sẽ xuất hiện trên cả điện thoại và đồng hồ. Kiểm tra để đảm bảo các mã khớp với nhau.
- Hãy nhấn vào Ghép nối để tiếp tục quá trình ghép nối. Khi đồng hồ kết nối với điện thoại, thông báo xác nhận sẽ xuất hiện. Trên điện thoại, màn hình sẽ hiển thị để liệt kê các tài khoản trên điện thoại.
- Chọn một Tài khoản Google để thêm và đồng bộ hoá với đồng hồ của bạn.
- Xác nhận phương thức khoá màn hình và nhập mật khẩu để bắt đầu sao chép tài khoản từ điện thoại sang đồng hồ.
- Làm theo hướng dẫn trong trình hướng dẫn để hoàn tất quy trình ghép nối.
Ứng dụng đồng hành cho iPhone
Ứng dụng đồng hành iOS có sẵn cho điện thoại chạy iOS 8.2 trở lên. Để cài đặt, hãy làm như sau:
- Trên iPhone, hãy truy cập vào App Store rồi tải xuống và cài đặt ứng dụng đồng hành Wear OS by Google.
- Làm theo hướng dẫn trên đồng hồ và trên điện thoại để bắt đầu quá trình ghép nối. Để biết thêm thông tin, hãy xem trang cung cấp thông tin về cách khắc phục các vấn đề khi thiết lập đồng hồ.
Ghép nối các thiết bị với trình mô phỏng đồng hồ
Bạn có thể ghép nối các thiết bị với Thiết bị Android ảo (AVD) hoặc trình mô phỏng của đồng hồ theo cách thủ công hay bằng cách sử dụng trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS.
Sử dụng trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS
Lưu ý: Điện thoại của bạn phải chạy Android 11 (API cấp 30) trở lên và đã cài đặt ứng dụng Cửa hàng Google Play để có thể sử dụng được trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS. Ngoài ra, hãy đảm bảo trình mô phỏng Wear của bạn chạy API cấp 28 trở lên để sử dụng được các tính năng mới nhất của trợ lý. Để nâng cấp hình ảnh hệ thống cho các thiết bị được mô phỏng, hãy dùng Trình quản lý SDK.
Trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS giúp bạn dễ dàng quản lý và kết nối các trình mô phỏng Wear. Bạn có thể ghép nối nhiều thiết bị Wear với một điện thoại thực hoặc ảo. Android Studio cũng ghi nhớ và ghép nối lại các thiết bị đã ghép nối trước đó khi các thiết bị đó chạy.
Cách ghép nối 2 thiết bị:
- Tạo một trình mô phỏng Wear nếu bạn chưa tạo.
-
Trong Device Manager (Trình quản lý thiết bị), hãy nhấp vào biểu tượng trình đơn mục bổ sung bên cạnh thiết bị bạn muốn ghép nối rồi chọn Pair Wearable (Ghép nối thiết bị đeo).
Hình 1. Trình đơn mục bổ sung của một thiết bị có thể ghép nối được với trình mô phỏng Wear. - Thao tác này sẽ khởi chạy trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS. Nếu đã chọn Pair Wearable (Ghép nối thiết bị đeo) trên mục nhập của điện thoại, bạn sẽ thấy danh sách các thiết bị Wear có sẵn. Nếu bắt đầu bằng một thiết bị Wear, bạn sẽ thấy danh sách các điện thoại có sẵn. Chọn thiết bị bạn muốn ghép nối rồi nhấp vào Next (Tiếp theo).
- Có thể mất vài phút để Android Studio khởi chạy và chuẩn bị thiết bị. Nếu điện thoại của bạn chưa cài đặt ứng dụng đồng hành Wear OS, hãy làm theo lời nhắc để đăng nhập vào Cửa hàng Play, cài đặt và thiết lập ứng dụng đó.
- Để ghép nối thiết bị của bạn trong ứng dụng Wear OS trên điện thoại, hãy nhấp vào trình đơn mục bổ sung rồi chọn Pair with emulator (Ghép nối với trình mô phỏng).
Sau khi các thiết bị của bạn được ghép nối thành công, Device Manager (Trình quản lý thiết bị) sẽ hiển thị các biểu tượng nhỏ bên cạnh các thiết bị đã ghép nối. Bạn cũng có thể nhấp vào trình đơn thả xuống mục bổ sung rồi chọn View Details (Xem chi tiết) để xem danh sách các thiết bị đã ghép nối.

Ghép nối điện thoại với AVD của đồng hồ
Nếu muốn có Tài khoản Google để phát triển trên AVD của đồng hồ, bạn có thể ghép nối điện thoại với AVD của đồng hồ và đồng bộ hoá Tài khoản Google bằng cách thực hiện như sau:
- Làm theo các bước để thiết lập điện thoại.
- Trên điện thoại, hãy bật Developer Options (Tuỳ chọn dành cho nhà phát triển) và USB Debugging (Gỡ lỗi USB).
- Kết nối điện thoại với máy tính qua USB.
-
Chuyển tiếp cổng giao tiếp của AVD đến điện thoại đã kết nối mỗi khi điện thoại được kết nối bằng lệnh sau:
adb -d forward tcp:5601 tcp:5601
- Trong ứng dụng đồng hành Wear OS trên điện thoại, hãy bắt đầu quy trình ghép nối tiêu chuẩn. Ví dụ: trên màn hình Chào mừng, hãy nhấn vào nút Set It Up (Thiết lập). Ngoài ra, nếu một đồng hồ hiện có đã được ghép nối, hãy nhấn vào Add a New Watch (Thêm đồng hồ mới) trong trình đơn phía trên bên trái.
- Trong ứng dụng đồng hành Wear OS trên điện thoại, hãy nhấn vào trình đơn mục bổ sung rồi nhấn vào Pair with Emulator (Ghép nối với Trình mô phỏng).
- Nhấn vào biểu tượng Cài đặt.
- Trong phần Device Settings (Cài đặt thiết bị), hãy nhấn vào Emulator (Trình mô phỏng).
- Nhấn vào Accounts (Tài khoản) rồi chọn một Tài khoản Google. Làm theo các bước trong trình hướng dẫn để đồng bộ hoá tài khoản với trình mô phỏng. Nếu cần, hãy nhập mật khẩu khoá màn hình thiết bị và mật khẩu Tài khoản Google để bắt đầu đồng bộ hoá tài khoản.
Kết nối điện thoại với nhiều thiết bị Wear
Để kết nối thiết bị Wear thứ hai với điện thoại ảo hoặc điện thoại thực, hãy làm theo các bước giống như khi bạn ghép nối lần đầu: tìm điện thoại hoặc thiết bị Wear mà bạn muốn ghép nối trong Device Manager (Trình quản lý thiết bị), sau đó nhấp vào biểu tượng trình đơn mục bổ sung rồi nhấp vào Pair Wearable (Ghép nối thiết bị đeo).
Thêm mô-đun Wear OS vào dự án
Bạn có thể thêm mô-đun cho thiết bị Wear OS vào dự án hiện có trong Android Studio để có thể sử dụng lại mã trong ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Tạo một mô-đun Wear OS trong dự án hiện tại
Để tạo một mô-đun Wear OS, hãy mở dự án Android Studio hiện có rồi làm như sau:
- Nhấp vào File > New > New Module (Tệp > Mới > Mô-đun mới).
- Trong cửa sổ New Module (Mô-đun mới), chọn Wear OS Module (Mô-đun Wear OS) rồi nhấp vào Next (Tiếp theo).
- Trong phần Configure the new module (Định cấu hình mô-đun mới), hãy nhập các thông tin sau:
- Application/Library Name (Tên ứng dụng/Thư viện): tiêu đề của biểu tượng trình chạy ứng dụng cho mô-đun mới
- Module Name (Tên mô-đun): tên của thư mục cho mã nguồn và tệp tài nguyên của bạn
- Package Name (Tên gói): không gian tên Java cho mã trong mô-đun của bạn. Chuỗi này được thêm làm thuộc tính
package
trong tệp kê khai Android của mô-đun. - Minimum SDK (SDK tối thiểu): phiên bản nền tảng thấp nhất mà mô-đun ứng dụng hỗ trợ. Ví dụ: chọn API 26: Android 8.0.
Giá trị này thiết lập thuộc tính
minSdkVersion
trong tệpbuild.gradle
mà bạn có thể chỉnh sửa sau.
- Nhấp vào Next (Tiếp theo). Bạn sẽ thấy nhiều tuỳ chọn mẫu cho mã. Chọn Blank Wear OS Activity (Hoạt động Wear OS trống), sau đó nhấp vào Next (Tiếp theo).
- Trong cửa sổ Configure Activity (Định cấu hình hoạt động), nhập hoặc chấp nhận các giá trị mặc định cho Activity Name (Tên hoạt động), Layout Name (Tên bố cục) và Source Language (Ngôn ngữ nguồn). Nhấp vào Finish (Hoàn tất).
Android Studio sẽ tạo và đồng bộ hoá các tệp cho mô-đun mới. Android Studio cũng thêm mọi phần phụ thuộc bắt buộc cho Wear OS vào tệp bản dựng của mô-đun mới. Mô-đun mới sẽ xuất hiện trong cửa sổ Project (Dự án) ở bên trái màn hình. Nếu bạn không thấy thư mục của mô-đun mới, hãy đảm bảo cửa sổ đang hiển thị Khung hiển thị Android.
Đưa nội dung sau vào tệp build.gradle
cho mô-đun Wear OS mới:
-
Trong phần
android
, hãy đặt giá trị củacompileSdkVersion
thành 33 vàtargetSdkVersion
là 30. - Thêm các phần phụ thuộc cần thiết. Để biết thêm thông tin, hãy xem bài viết Khai báo phần phụ thuộc.
- Đồng bộ hoá dự án Android Studio. Để chạy mã trong mô-đun mới, hãy xem phần Chạy trình mô phỏng và chạy ứng dụng Wear OS.
Bao gồm các thư viện
Lưu ý: Hãy sử dụng Android Studio để phát triển Wear OS, vì phần mềm này hỗ trợ thiết lập dự án, bao gồm thư viện và đóng gói ứng dụng.
Khi bạn sử dụng Trình hướng dẫn dự án của Android Studio, trình hướng dẫn này sẽ nhập các phần phụ thuộc vào tệp build.gradle
của mô-đun thích hợp.
Tuy nhiên, các phần phụ thuộc này là không bắt buộc đối với mọi ứng dụng.
Vui lòng xem thông tin bên dưới về các phần phụ thuộc này.
Để cập nhật dự án Wear OS hiện có lên phiên bản SDK mới nhất, hãy dùng các chế độ cài đặt được liệt kê trong phần Bắt đầu dự án Wear OS.
Thông báo
Để biết thông tin về các phần phụ thuộc cho thông báo, hãy xem phần Tạo thông báo trên Wear.
Xây dựng giao diện người dùng cho Wear OS
Bạn nên sử dụng Compose để xây dựng giao diện người dùng cho các ứng dụng Wear OS. Compose cho Wear OS cung cấp hơn 20 thành phần được thiết kế cho kiểu dáng Wear OS, nhiều hơn so với số lượng thành phần có sẵn dành cho bố cục dựa trên khung hiển thị. Các thành phần này được thiết kế để giúp bạn tạo trải nghiệm người dùng tuân thủ các nguyên tắc mới nhất của Material Design cho Wear OS.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng bằng khung hiển thị, hãy thêm phần phụ thuộc vào Thư viện giao diện người dùng Wear OS. Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Tạo giao diện người dùng dựa trên thành phần hiển thị trên Wear OS.
Dịch vụ Play và Data Layer API (API Lớp dữ liệu) trên thiết bị đeo
Nếu ứng dụng của bạn phụ thuộc vào Dịch vụ Google Play, để đồng bộ hoá và gửi dữ liệu bằng cách sử dụng Data Layer API (API Lớp dữ liệu) hoặc vì các lý do khác, bạn cần có phiên bản mới nhất của Dịch vụ Google Play. Nếu bạn không sử dụng các API này, hãy xoá phần phụ thuộc.
Tiết kiệm pin trên đồng hồ
Một đồng hồ chuyển từ chế độ tương tác sang chế độ môi trường xung quanh khi đồng hồ ở trạng thái rảnh hoặc khi người dùng che màn hình bằng lòng bàn tay.
Để tiết kiệm pin trên đồng hồ, hãy tránh dùng chế độ môi trường xung quanh. Nếu đồng hồ chuyển sang chế độ môi trường xung quanh trong hệ thống khi ứng dụng đang hoạt động và người dùng tương tác lại với đồng hồ trong một khoảng thời gian nhất định, thì ứng dụng xuất hiện dưới dạng nội dung đầu tiên mà người dùng nhìn thấy.
Bạn nên ghi đè lên chế độ môi trường xung quanh trong ứng dụng của mình cho các trường hợp sử dụng cụ thể. Ví dụ: hãy ghi đè chế độ môi trường xung quanh nếu người dùng theo dõi một lượt chạy và cần xem thời gian một cách liên tục.
Các ứng dụng đồng hồ có thể chuyển sang chế độ môi trường xung quanh được gọi là ứng dụng luôn bật. Phần sau đây mô tả hai chế độ hoạt động cho các ứng dụng luôn bật:
- Tương tác
- Dùng màu đầy đủ với ảnh động dạng fluid ở chế độ này. Ứng dụng này cũng có tính thích ứng với dữ liệu đầu vào.
- Môi trường xung quanh
- Kết xuất màn hình bằng đồ hoạ đen trắng và không hiển thị bất kỳ tín hiệu đầu vào nào ở chế độ này. Chế độ hiển thị này chỉ được hỗ trợ trên các thiết bị chạy Android 5.1 trở lên.
Để biết thêm thông tin và các phương pháp hay nhất, hãy xem bài viết Giữ cho ứng dụng của bạn luôn xuất hiện trên Wear OS.