Tối ưu hoá cho Android (phiên bản Go)

Android (phiên bản Go) có cơ sở người dùng gia tăng nhanh chóng, cùng với đó là nhu cầu tối ưu hoá các ứng dụng hiện có để hoạt động hiệu quả trên các thiết bị có mức RAM thấp này. Loại hình phát triển này phải đối mặt với nhiều thách thức, phổ biến nhất là việc giới hạn một số tính năng hoặc chức năng của ứng dụng, cải thiện thời gian khởi động và xử lý áp lực bộ nhớ trong ứng dụng. Đó chính là lý do bạn cần tối ưu hoá ứng dụng cho Android (phiên bản Go).

Phương pháp

Hãy làm theo các bước bên dưới trước khi bắt đầu tối ưu hoá ứng dụng. Hướng dẫn này giúp thiết lập cơ sở để xác định các khía cạnh có thể cải thiện và cách giải quyết những vấn đề phát hiện được.

Giai đoạn Nội dung mô tả
Xác định Trước khi bắt đầu bất kỳ nỗ lực tối ưu hoá nào, bạn cần phải xác định các Chỉ báo hiệu suất chính (KPI) về các khía cạnh mà bạn đang muốn cải thiện cho ứng dụng của mình. Một số khía cạnh phổ biến có thể cải thiện bao gồm độ trễ khi khởi động ứng dụng, tỷ lệ sự cố của ứng dụng hoặc lỗi ứng dụng không phản hồi (ANR).

Sau khi đã xác định các KPI này, bạn nên thiết lập ngưỡng mục tiêu theo mong đợi tối thiểu về điểm chuẩn và trải nghiệm người dùng để cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và độ phức tạp về mặt kỹ thuật.

Chia nhỏ Bạn nên phân chia các khía cạnh cần cải thiện này thành những chỉ số tín hiệu riêng lẻ. Ví dụ: tỷ lệ sự cố của ứng dụng có thể được phân loại chi tiết theo lý do dẫn đến sự cố, chẳng hạn như lỗi chưa được xử lý, mức sử dụng bộ nhớ cao hoặc lỗi ANR.
Đo điểm chuẩn Tiếp theo, bạn có thể đo điểm chuẩn cho khía cạnh mục tiêu cần cải thiện để xác định hiệu suất hiện tại. Nếu không đạt được mục tiêu, hãy cố gắng xác định các nút thắt cổ chai bằng cách xem xét riêng lẻ các chỉ số được chia nhỏ.
Lặp lại quy trình Sau khi tối ưu hoá một số nút thắt cổ chai, hãy lặp lại quy trình đo điểm chuẩn để xem các điểm có thể cải tiến. Nếu không đáp ứng được các mục tiêu KPI đã xác định trước đó, bạn có thể lặp lại quy trình lần thứ hai.
Thêm phép kiểm thử hồi quy thông thường Các phép kiểm thử hồi quy thông thường có thể chạy ở bất kỳ tần suất nào bạn mong muốn để ứng dụng xác định các lỗi hồi quy không đáp ứng được KPI. Hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nếu xác định và loại bỏ mọi lỗi hoặc trường hợp hồi quy trước khi chúng được đưa vào cơ sở mã của bạn. Không phát hành bất kỳ thay đổi nào không đáp ứng được mục tiêu KPI của bạn, trừ khi bạn quyết định thay đổi các mục tiêu KPI của mình.