Nền tảng Android 14 có các thay đổi về hành vi có thể ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn. Những thay đổi về hành vi sau đây áp dụng cho tất cả ứng dụng chạy trên Android 14, bất kể targetSdkVersion
. Bạn nên kiểm thử ứng dụng rồi sửa đổi để hỗ trợ những thay đổi này cho phù hợp (nếu cần).
Ngoài ra, hãy nhớ tham khảo danh sách thay đổi về hành vi chỉ ảnh hưởng đến những ứng dụng nhắm đến Android 14.
Chức năng cốt lõi
Theo mặc định, tính năng lên lịch chuông báo chính xác bị từ chối
Chuông báo chính xác là tính năng dành cho các thông báo mà người dùng có ý định thực hiện, hoặc hành động cần thực hiện tại một thời điểm chính xác. Kể từ Android 14, quyền SCHEDULE_EXACT_ALARM
sẽ không còn được cấp trước cho những ứng dụng mới cài đặt nhắm đến Android 13 trở lên (quyền này bị từ chối theo mặc định).
Tìm hiểu thêm về những thay đổi đối với quyền lên lịch chuông báo chính xác.
Tin truyền đã đăng ký theo bối cảnh được đưa vào hàng đợi trong khi ứng dụng được lưu vào bộ nhớ đệm
On Android 14, the system may place context-registered broadcasts in a queue while the app is in the cached state. This is similar to the queuing behavior that Android 12 (API level 31) introduced for async binder transactions. Manifest-declared broadcasts aren't queued, and apps are removed from the cached state for broadcast delivery.
When the app leaves the cached state, such as returning to the foreground, the system delivers any queued broadcasts. Multiple instances of certain broadcasts may be merged into one broadcast. Depending on other factors, such as system health, apps may be removed from the cached state, and any previously queued broadcasts are delivered.
Ứng dụng chỉ có thể loại bỏ các quy trình của riêng mình ở chế độ nền
Kể từ Android 14, khi ứng dụng của bạn gọi killBackgroundProcesses()
, API này chỉ có thể loại bỏ các quy trình của ứng dụng đó ở chế độ nền.
Nếu bạn truyền tên gói của một ứng dụng khác vào, phương thức này sẽ không ảnh hưởng đến các quy trình trong nền của ứng dụng đó và thông báo sau sẽ xuất hiện trong Logcat:
Invalid packageName: com.example.anotherapp
Ứng dụng của bạn không nên sử dụng API killBackgroundProcesses()
, hoặc tìm cách tác động đến vòng đời xử lý của các ứng dụng khác, ngay cả trên các phiên bản hệ điều hành cũ hơn.
Android được thiết kế để tiếp tục lưu các ứng dụng vào bộ nhớ đệm trong nền, và tự động loại bỏ chúng khi hệ thống cần bộ nhớ. Nếu ứng dụng của bạn dừng các ứng dụng khác một cách không cần thiết, thì hiệu suất hệ thống có thể bị giảm và mức tiêu thụ pin sẽ tăng khi yêu cầu khởi động lại hoàn toàn các ứng dụng đó sau đó. Quá trình này sẽ tốn nhiều tài nguyên hơn đáng kể so với việc tiếp tục một ứng dụng hiện có đã lưu vào bộ nhớ đệm.
Bảo mật
Cấp API mục tiêu tối thiểu có thể cài đặt
Kể từ Android 14, người dùng không thể cài đặt ứng dụng có targetSdkVersion
thấp hơn 23. Việc yêu cầu ứng dụng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về cấp độ API mục tiêu giúp cải thiện khả năng bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng.
Các phần mềm độc hại thường nhắm đến các cấp độ API cũ để né tránh các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật được ra mắt trong các phiên bản Android mới. Ví dụ: một số ứng dụng độc hại sử dụng targetSdkVersion
22 để tránh phải tuân theo mô hình quản lý quyền khi bắt đầu chạy ra mắt năm 2015 trên Android 6.0 Marshmallow (API cấp 23). Thay đổi này trên Android 14 giúp cải thiện khả năng bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật, khiến phần mềm độc hại khó lòng qua mặt được.
Việc cố gắng cài đặt một ứng dụng nhắm đến cấp độ API thấp hơn sẽ dẫn đến lỗi cài đặt và thông báo sau đây sẽ xuất hiện trong Logcat:
INSTALL_FAILED_DEPRECATED_SDK_VERSION: App package must target at least SDK version 23, but found 7
Trên các thiết bị nâng cấp lên Android 14, mọi ứng dụng có targetSdkVersion
thấp hơn 23 đã cài đặt vẫn được duy trì.
Nếu cần kiểm thử một ứng dụng nhắm đến cấp độ API cũ hơn, hãy dùng lệnh ADB sau đây:
adb install --bypass-low-target-sdk-block FILENAME.apk
Tên gói của chủ sở hữu nội dung đa phương tiện có thể bị loại bỏ
Kho nội dung đa phương tiện hỗ trợ truy vấn cho cột OWNER_PACKAGE_NAME
(cho biết rằng ứng dụng đã lưu trữ một tệp đa phương tiện cụ thể). Kể từ Android 14, giá trị này sẽ bị loại bỏ, trừ phi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
- Ứng dụng lưu trữ tệp đa phương tiện có tên gói luôn cho các ứng dụng khác thấy.
Ứng dụng truy vấn kho nội dung đa phương tiện yêu cầu quyền
QUERY_ALL_PACKAGES
.
Tìm hiểu thêm về cách Android lọc chế độ hiển thị gói cho mục đích bảo vệ quyền riêng tư.
Trải nghiệm người dùng
Cấp một phần quyền truy cập vào ảnh và video
Trên Android 14, người dùng có thể cấp quyền truy cập một phần vào ảnh và video của họ khi một ứng dụng yêu cầu quyền truy cập nội dung đa phương tiện bất kỳ ra mắt trong Android 13 (API cấp 33): READ_MEDIA_IMAGES
hoặc READ_MEDIA_VIDEO
.
Hộp thoại mới cho thấy các lựa chọn sau đây về quyền:
- Chọn ảnh và video: Mới có trong Android 14. Người dùng chọn những ảnh và video cụ thể mà họ muốn cho ứng dụng của bạn truy cập.
- Cho phép tất cả: Người dùng cấp toàn quyền truy cập vào tất cả ảnh và video trên thiết bị.
- Không cho phép: Người dùng từ chối cấp mọi quyền truy cập.
Để xử lý thay đổi này trong ứng dụng sao cho dễ dàng hơn, hãy cân nhắc việc khai báo quyền READ_MEDIA_VISUAL_USER_SELECTED
mới. Tìm hiểu thêm về cách hỗ trợ trường hợp người dùng cấp quyền truy cập một phần vào thư viện nội dung đa phương tiện.
Thông báo bảo mật về ý định toàn màn hình
Với Android 11 (API cấp 30), mọi ứng dụng đều có thể sử dụng Notification.Builder.setFullScreenIntent
để gửi ý định toàn màn hình trong khi điện thoại đang khoá. Bạn có thể tự động cấp quyền này khi cài đặt ứng dụng bằng cách khai báo quyền USE_FULL_SCREEN_INTENT
trong AndroidManifest.
Thông báo về ý định toàn màn hình được thiết kế cho các thông báo có mức độ ưu tiên cực kỳ cao đòi hỏi người dùng phải chú ý ngay (ví dụ: chế độ cài đặt đồng hồ báo thức hoặc cuộc gọi điện thoại đến) do người dùng thiết lập. Bắt đầu từ Android 14, những ứng dụng chỉ cung cấp tính năng gọi và báo thức mới được phép sử dụng quyền này. Cửa hàng Google Play sẽ thu hồi quyền USE_FULL_SCREEN_INTENT
mặc định đối với mọi ứng dụng không đáp ứng yêu cầu này.
Quyền này vẫn được bật cho các ứng dụng đã cài đặt trên điện thoại trước khi người dùng cập nhật lên Android 14. Người dùng có thể bật và tắt quyền này.
Bạn có thể sử dụng API NotificationManager.canUseFullScreenIntent
(mới) để kiểm tra xem liệu ứng dụng có quyền này hay không, nếu không, ứng dụng có thể dùng ý định ACTION_MANAGE_APP_USE_FULL_SCREEN_INTENT
(mới) để khởi chạy trang cài đặt nơi người dùng có thể cấp quyền.
Thay đổi về trải nghiệm người dùng đối với thông báo không đóng được
Nếu ứng dụng của bạn cho người dùng thấy thông báo không đóng được, thì nay Android 14 thay đổi hành vi để cho phép người dùng đóng các thông báo như vậy.
Thay đổi này áp dụng cho những ứng dụng ngăn người dùng đóng thông báo ở nền trước bằng cách thiết lập Notification.FLAG_ONGOING_EVENT
thông qua Notification.Builder#setOngoing(true)
hoặc NotificationCompat.Builder#setOngoing(true)
Hành vi của FLAG_ONGOING_EVENT
đã được thay đổi để giúp cho người dùng thực sự có thể đóng được các thông báo đó.
Những loại thông báo như vậy vẫn không đóng được trong các điều kiện sau:
- Khi điện thoại bị khoá
- Nếu người dùng chọn thao tác Xoá tất cả thông báo (giúp vô tình đóng)
Ngoài ra, hành vi mới này sẽ không áp dụng cho những thông báo không đóng được trong các trường hợp sử dụng sau:
- Thông báo được tạo bằng
MediaStyle
- Cách sử dụng bị hạn chế theo chính sách đối với các trường hợp liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư
- Trình kiểm soát chính sách thiết bị (DPC) và các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp
Thông tin an toàn dữ liệu được trình bày rõ ràng hơn
Để tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, Android 14 cho thấy thông tin bạn đã khai báo trong biểu mẫu trên Play Console ở nhiều nơi hơn. Hiện tại, người dùng có thể xem thông tin này trong mục An toàn dữ liệu tại trang thông tin của ứng dụng của bạn trên Google Play.
Bạn nên tham khảo các chính sách về việc chia sẻ dữ liệu vị trí của ứng dụng và cập nhật mục An toàn dữ liệu trên Google Play cho ứng dụng của mình (nếu có).
Tìm hiểu thêm trong hướng dẫn về cách trình bày thông tin an toàn dữ liệu rõ ràng hơn trên Android 14.
Hỗ trợ tiếp cận
Điều chỉnh tỷ lệ phông chữ phi tuyến tính lên đến 200%
Kể từ Android 14, hệ thống sẽ hỗ trợ việc chuyển tỷ lệ phông chữ lên đến 200%, mang đến cho người dùng thị lực kém thêm một số chế độ hỗ trợ tiếp cận phù hợp với Nguyên tắc hỗ trợ tiếp cận nội dung trên web (WCAG).
Nếu bạn đã sử dụng đơn vị pixel được điều chỉnh theo tỷ lệ (sp) để xác định kích thước văn bản, thì thay đổi này có thể sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến ứng dụng của bạn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm thử giao diện người dùng với kích thước phông chữ tối đa được bật (200%) để đảm bảo ứng dụng có thể đáp ứng kích thước phông chữ lớn hơn mà không ảnh hưởng đến khả năng hữu dụng.